Chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) lưu ý,ìsaothựcphẩmbảoquảntủlạnhvẫncónguycơgâyngộđộty lệ cá cược để đảm bảo an toàn thực phẩm, không chỉ tuân thủ các quy định về chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm, mà cần đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm suốt quá trình chế biến, phân phối, bao bì bao gói và điều kiện bảo quản.
Theo Cục an toàn thực phẩm, tại gia đình, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người còn lầm tưởng tủ lạnh là nơi vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển. Thực tế, thức ăn cho vào tủ lạnh nếu không đúng cách và bảo quản với thời gian không hợp lý vẫn có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn khi lấy đồ ăn từ tủ lạnh ra ăn.
Trong tủ lạnh kể cả ở ngăn đông, vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá hủy. Chúng chỉ tạm thời "ngủ yên", đợi khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người sẽ tỉnh táo trở lại, phát triển và hoạt động bình thường ngay.
Do đó, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá, trứng... không phải là loại thật tươi, sữa đã có vi khuẩn có hại…) thì nhiệt độ của tủ lạnh không thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm. Do đó, khi chúng ta ăn thực phẩm này có nguy cơ ngộ độc.
Để giảm thiểu các nguy cơ hư hỏng, ôi thiu, thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ ít nhất từ 2 độ C hoặc thấp hơn, tránh vi khuẩn phát triển. Nếu nhiệt độ không khí trong ngăn tủ cho thấy cao hơn 2,5 độ C, hãy điều chỉnh điều khiển làm mát của tủ lạnh cho phù hợp.
Đôi khi nhiệt độ tủ lạnh vẫn chính xác nhưng cảm giác lại nóng hơn mức bình thường, vì lượng thực phẩm chứa trong tủ quá nhiều hoặc lưu trữ thực phẩm nóng hay mở tủ quá lâu. Do vậy, nên sử dụng nhiệt kế tủ lạnh, đặt nó trong phần ấm nhất của tủ lạnh, kiểm tra nhiệt độ không khí sau 24 giờ để đánh giá được thực phẩm đã được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ cần thiết.
Mùa hè, thu là mùa của những dịch bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, các vi khuẩn như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn… đều chịu lạnh giỏi.
Cục An toàn thực phẩm lưu ý, ở nhiệt độ lạnh tới -18 độ C, vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh -6 độ C thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli... vẫn tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, hầu hết các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể kiểm soát hiệu quả bằng cách xử lý nhiệt và tránh nhiễm chéo, thực hành vệ sinh tốt. Trong đó, đun sôi thực phẩm trước khi ăn là biện pháp tốt nhất nhưng cần phải đảm bảo nấu chín kỹ phần bên trong thực phẩm, đặc biệt với thực phẩm đông lạnh.
Lưu ý bảo quản thực phẩm an toàn
Theo Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), nên bảo quản lạnh hoặc đông lạnh ngay với các thực phẩm dễ ôi thiu nếu ở điều kiện thường. Nhưng nên nhớ, nhiệt độ bảo quản lạnh chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh; nhiệt độ đông lạnh là -18 độ C có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn, nhưng vi khuẩn vẫn không bị chết.
Nên gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín; cần bảo quản riêng thực phẩm chín và thực phẩm tươi sống, rau củ.
Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh; nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu cần bỏ đi.
Đối với các sản phẩm từ sữa cần được bảo quản trong hộp kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác.
Luôn kiểm tra nhãn mác thực phẩm để thực hiện bảo quản thực phẩm đó theo đúng hướng dẫn.