Vaoroi

Do lo lắng nguy cơ nhà đổ sập gâynguy hiểm tín hsa

【hsa】Khi nào khắc phục nhà nứt, lún do robot đào hầm?

Do lo lắng nguy cơ nhà đổ sập gây nguy hiểm tính mạng nên người dân đã làm đơn cầu cứu lên UBND TP.HCM và các sở,àokhắcphụcnhànứtlúndorobotđàohầhsa ngành liên quan.

Khi nào khắc phục nhà nứt, lún do robot đào hầm ? - Ảnh 1.

Việc đào hầm đã làm nhà người dân trên đường số 18 nứt, lún, nghiêng

Công Nguyên

Khi nào khắc phục nhà nứt, lún do robot đào hầm ? - Ảnh 2.

Nhà dân trên đường số 18 bị nứt, lún

CÔNG NGUYÊN

Dân báo nứt nhà, nhà thầu vẫn thi công

Gói thầu XL07 thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (gọi tắt là BQL) làm chủ đầu tư. Liên danh Công ty CP xây dựng đê kè - phát triển nông thôn Hải Dương và Công ty TNHH kỹ thuật điện - xây dựng Ban Hin là nhà thầu chính; và liên danh Sunjin & Keco làm tư vấn giám sát.

Ông Lê Văn Diện (đại diện nhà thầu chính) cho biết, đêm 22.9 đơn vị dùng robot đào đường cống lớn đi dưới lòng đất đường số 18 nối từ đường Lương Định Của qua đường Trần Não. Đến rạng sáng 28.9, công tác đào hầm đã hoàn tất. Việc đào hầm đã làm nhà người dân trên đường số 18 nứt, lún, nghiêng. Công ty đang cho theo dõi mức độ nứt, nghiêng của các nhà dân.

Liên quan vụ việc, chị Lê Thị Hồng Thanh (ở đường 18, có nhà bị nứt) bức xúc: "Trong 2 ngày 24 - 25.9, người dân đã phát hiện nhà nứt, nghiêng và báo chính quyền địa phương. Tại sao đơn vị thi công vẫn bất chấp, tiếp tục thi công đến ngày 28.9? Nhà thầu đào hầm không thông báo cho người dân, khi nhà người dân bị nứt, lún mà họ không dừng để kiểm tra, vẫn tiếp tục thi công. Họ xem thường tính mạng người dân chúng tôi".

Về sự cố nghiêm trọng này, ông Lê Ngọc Ánh, Phó chủ tịch UBND P.An Khánh, cho biết ngày 25.9 phường nhận tin báo nhà người dân nứt, nghiêng nên đã xuống kiểm tra. Sau đó, ông Ánh đã lập nhóm Zalo có tất cả những người liên quan đến việc thi công và yêu cầu dừng việc đào hầm để kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Thế nhưng nhà thầu vẫn dùng robot đào hầm thi công cho đến ngày 28.9.

Theo ông Ánh, phía nhà thầu và đơn vị thi công không có hồ sơ, không thông báo với chính quyền địa phương và người dân sống trên đường số 18 về việc dùng robot đào hầm dưới đường số 18. Khi nhà dân có sự cố, địa phương xuống kiểm tra mới biết.

Ông Trần Quang Liêm (đại diện các hộ dân) đề nghị chủ đầu tư, nhà thầu công khai hồ sơ pháp lý liên quan đến công trình. Ai cho phép đào đường cống âm dưới lòng đất nơi có đông dân cư? Đường cống lớn được đào sâu dưới lòng đất ảnh hưởng đến kết cấu móng căn nhà, nguy hiểm về sau. Ông Liêm cũng yêu cầu phải có đơn vị độc lập để quan trắc, đánh giá tác động môi trường, hư hỏng nhà cửa. Từ đó mới có phương án khắc phục, sửa chữa nhà cho người dân một cách an toàn nhất.

"Nhà dân nứt, lún sâu có nguy cơ đổ sập, đe dọa tính mạng hàng chục người mà lãnh đạo BQL phát biểu chỉ ảnh hưởng tường rào", ông Liêm bức xúc.

Chủ đầu tư thừa nhận sai sót nhưng dân vẫn phải chờ

Theo giấy phép số 1384 do Sở GTVT TP.HCM cấp cho BQL về việc thi công gói thầu XL07 thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 (vị trí đường Trần Não giao với đường Lương Định Của), chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm: chỉ đạo đơn vị thi công thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực thi công; chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xảy ra sự cố các công trình lân cận trong quá trình thi công dự án.

Khi nào khắc phục nhà nứt, lún do robot đào hầm ? - Ảnh 3.

Công trình thi công gói thầu XL07

CÔNG NGUYÊN

Sau sự việc nhà dân trên đường số 18 bị nứt, lún, tại cuộc họp ngày 28.9, ông Võ Đình Dũng (đại diện BQL) thừa nhận việc nhà thầu dùng robot đào đường làm nứt nhà dân trên đường số 18 là có sai sót và chủ quan.

Liên quan vụ việc, ngày 30.9, Văn phòng UBND TP.HCM đã ra công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường yêu cầu Sở Xây dựng, Sở GTVT, BQL, UBND TP.Thủ Đức báo cáo sự việc. UBND TP.HCM giao BQL phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục khẩn trương, chủ động theo dõi, thực hiện ngay các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân; rút kinh nghiệm; xác định nguyên nhân, đánh giá lại vấn đề, các biện pháp đảm bảo an toàn trước khi thi công trở lại.

Tiếp đó, ngày 3.10, Sở GTVT TP.HCM có công văn gửi Sở Xây dựng, UBND TP.Thủ Đức, BQL về việc tạm ngưng thi công gói thầu XL07 thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 trong phạm vi toàn bộ khu vực nhà người dân bị ảnh hưởng trên đường số 18, P.An Khánh, cho đến khi xác định cụ thể nguyên nhân.

Sở GTVT đề nghị BQL phải chủ động báo cáo Sở Xây dựng để rà soát, đánh giá cụ thể quá trình triển khai thi công khoan kích ngầm dưới lòng đường số 18 để xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra tình trạng hư hỏng nhà dân. Trên cơ sở đó, phối hợp UBND TP.Thủ Đức tiến hành các biện pháp sửa chữa, khắc phục các hư hỏng kết cấu nhà dân trên đường số 18 nhằm đảm bảo an toàn và không để ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân.

Ngày 5.10, Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) được nhà thầu mời để phối hợp các đơn vị liên quan khảo sát, làm việc với các hộ dân có nhà bị nghiêng, nứt, lún trên đường số 18 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức).

Chiều 16.10 (tức 11 ngày sau khi khảo sát), Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng có đề cương kiểm định công trình gửi đến người dân. Sau đó, đại diện các hộ dân đã có biên bản ý kiến liên quan đến đề cương kiểm định này. Người dân yêu cầu công ty tư nhân độc lập thực hiện kiểm định để đảm bảo tính khách quan; thẩm tra và kết luận địa chất tại khu vực nhà dân bị ảnh hưởng; xác định lại hạ tầng ngầm (hố ga, cống), mặt đường của đường số 18; kiểm tra lại hệ thống móng của từng nhà dân…

"Từ khi nhà dân bị nứt, lún cho đến nay người dân chỉ họp 2 lần (ngày 28.9 và 5.10), các đơn vị liên quan vẫn hứa và chưa có kế hoạch nào để sửa chữa đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân", ông Lê Công Thành (có nhà bị nứt) cho biết.

Chiều 18.10, trả lời Thanh Niên, ông Lê Ngọc Ánh cho hay: "UBND P.An Khánh đang phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ người dân".

Lần thứ hai UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị khắc phục

Liên quan vụ robot đào đường khiến 12 căn nhà trên đường số 18 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) nứt, lún, nghiêng, ngày 20.10, Văn phòng UBND TP.HCM có công văn gửi Sở Xây dựng, Sở GTVT, UBND TP.Thủ Đức, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường.

Ông Bùi Xuân Cường yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan thực hiện ngay các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Khẩn trương báo cáo UBND TP.HCM về nội dung phản ảnh của BáoThanh Niên. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị phản hồi để thông tin chính xác, kịp thời quá trình xử lý đến Báo Thanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap